Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân kể 70 năm cuộc đời tận hiến cho văn, báo, thi, họa..
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt NamVì sao khách Úc đổ xô du lịch Việt Nam?
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Hot boy hát 'Hàn Mặc Tử' khiến nghệ sĩ Bạch Tuyết, Thanh Hằng tranh cãi
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
Chiều 5.1, Công an P.An Hải Nam (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao người phụ nữ trà trộn vào đám đông xem cầu Rồng phun lửa, phun nước để móc túi du khách nước ngoài, cho Công an Q.Sơn Trà thụ lý theo thẩm quyền.Trước đó, lúc 21 giờ 15 ngày 4.1, tổ tuần tra 8394 (lực lượng tuần tra đêm) của P.An Hải Nam, do Công an phường chủ trì, làm nhiệm vụ tuần tra phòng chống tội phạm tại khu vực cầu Rồng thì nhận được tin báo từ người dân về việc có vụ móc túi du khách nước ngoài.Lúc này, người dân đã bắt giữ Bùi Thị Châu (37 tuổi, ngụ P.An Hải Nam) khi Châu đang móc túi du khách Shaun Phannagan (33 tuổi, quốc tịch Úc). Tang vật thu giữ gồm ví da màu đen, bên trong có giấy phép lái xe và gần 11 triệu đồng.Công an P.An Hải Nam lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Bùi Thị Châu và thu hồi tài sản, trao trả cho du khách. Được biết, Bùi Thị Châu đã có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản.Nhận lại tài sản, du khách Shaun Phannagan vui mừng và bày tỏ cảm ơn đối với người dân và lực lượng công an đã kịp thời cảnh giác, phát hiện và bắt quả tang nghi phạm trộm cắp.
Hát cho những mảnh đời thiếu may mắn
Tham dự cuộc tọa đàm với Thủ tướng có lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp và 23 tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc.Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và ngân hàng, như các tập đoàn: Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Trung Quốc, Xây dựng giao thông Trung Quốc, Thái Bình Dương, Thương mại máy bay Trung Quốc (COMAC), Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Power China, Hoa Điện.Ngoài ra có Tập đoàn ô tô Chery, BYD, Geely, Tập đoàn ắc quy Thiên Năng, Tập đoàn lốp xe Sailun, Tập đoàn TCL, Tập đoàn Goertek, Tập đoàn Huawei, Tập đoàn ZTE, Ngân hàng Bank of China (BOC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc.Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cho biết, với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 6 tỉ USD trong lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn, tái tạo…Ông Hà Vĩ cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Trung Quốc rất tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Điều này không tách rời sự phát triển của quan hệ hai nước, sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Các đại diện doanh nghiệp có mặt tại cuộc tọa đàm đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, điện tử, kinh tế số, hàng không…Ông Tôn Phong Lôi, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), chia sẻ các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đều đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng, rất thực tiễn và quyết đoán.Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch… các ngành nghề mới nổi.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù ông đã nhiều lần gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc thời gian qua, song với quan hệ hữu nghị hai bên vẫn "có nhiều chuyện để nói, nhiều việc để làm, nhiều thứ để bàn".Thủ tướng cũng cho hay Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy phải tăng trưởng liên tục 2 con số trong hàng chục năm.Chia sẻ về 9 chủ trương, chính sách, định hướng lớn mà Việt Nam đang tập trung thực hiện, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...Với các doanh nghiệp Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ nêu 13 mong muốn, trong đó đề nghị lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; hai bên cùng lắng nghe ý kiến của nhau.Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt kết nối giữa hai nước (các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) trở thành những công trình mang tính biểu tượng trong quan hệ 2 nước.